Saturday, June 20, 2009

Những đại mỹ nhân khác của Trung Quốc ( chi tiết )

Ngoài " tứ đại mỹ nhân" chúng ta cũng phải nhắc đến những tên tuổi khác.

Triệu Cơ



Triệu Cơ người Hàm Đan nước Triệu cuối thời Chiến Quốc, là mẹ của Tần Thủy Hoàng. Triệu Cơ đóng vai trò quan trọng trong âm mưu đưa Tần Thủy Hoàng lên ngôi của Lã Bất Vi.

Triệu Cơ vốn là thiếp của Lã Bất Vi, người tuyệt đẹp, múa giỏi đàn hay. Khi đó Tần công tử, Tử Sở, làm con tin ở nước Triệu nghèo khó khốn cung. Lã Bất Vi ra tay cứu giúp, xin Hoa Dương phu nhân nhận Tử Sở làm con nuôi, trở thành người thừa tử của thái tử An Quốc Quân.

Một lần Tử Sở sang nhà Bất Vi, nhìn thấy Triệu Cơ đem lòng say mê. Lã Bất Vi đem nàng dâng cho Tử Sở, khi đó Triệu Cơ đang mang thai. Tử Sở bèn lập nàng làm phu nhân, đến kỳ Triệu Cơ sinh con đặt là Chính.

Năm thứ 50, đời vua Chiêu Vương nước Tần, Tần sai Vương Ý vây Hàm Đan rất gấp. Nước Triệu muốn giết Tử Sở. Tử Sở cùng Lã Bất Vi mưu đưa sáu trăm cân vàng cho kẻ coi giữ nên trốn thoát về Tần. Triệu muốn giết Triệu Cơ và Chính, nhưng Triệu Cơ là con nhà tai mắt ở Triệu, lẩn trốn được vì thế mẹ con đều sống.

Năm thứ năm 56, Tần Chiêu Vương mất, thái tử An Quốc Quân lên làm vua, lập Hoa Dương phu nhân làm hoàng hậu, Tử Sở làm thái tử. Sau thời gian khốn khó ở Triệu, Triệu Cơ cùng Chính về Tần. Vua Tần lên ngôi được một năm thì mất, thái tử Tử Sở lên thay, tức là Trang Tương Vương.

Trang Tương Vương làm vua được ba năm thì mất, thái tử tên là Chính lên ngôi Tần Vương, tức Tần Thủy Hoàng, Triệu Cơ trở thành Thái hậu. Khi Tần Vương còn nhỏ tuổi, thái hậu Triệu Cơ thường lén lút tư thông với Lã Bất Vi. Về sau Tần Thủy Hoàng đã lớn, Lã Bất Vi sợ lộ sẽ mang vạ, bèn ngầm tìm kẻ dương vật lớn là Lao Ái, dùng làm người nhà. Lã Bất Vi sai Lao Ái làm trò vui, lấy dương vật của mình tra vào bánh xe gỗ đồng mà đi. Thái hậu Triệu Cơ nghe thấy muốn được Lao Ái cho riêng mình, Lã Bất Vi bèn cho Lao Ái giả làm hoạn quan rồi đem dâng cho thái hậu. Từ đó Triệu Cơ cùng Lao Ái thông dâm, sinh được hai con. Lao Ái đem hai đứa con đi dấu, định lập mưu đợi Tần Thủy Hoàng chết thì lập con hắn làm vua.

Năm thứ 9 đời Thủy Hoàng, có kẻ phát giác Lao Ái thực không phải là hoạn quan và thường thông dâm với thái hậu. Tần Thủy Hoàng liền giao cho pháp đình xét, biết rõ sự tình. Tháng 9 năm đó Tần Thủy Hoàng giết cả ba họ nhà Lao Ái. Lại giết hai con do thái hậu đẻ ra và đày thái hậu Triệu Cơ sang đất Ung. Tháng 10 năm thứ 10, sau khi cách chức Lã Bất Vi, Tần Thủy Hoàng mới sang Ung đón thái hậu Triệu Cơ về Hàm Dương.

Năm thứ 19 đời Thủy Hoàng, thái hậu Triệu Cơ mất, tên thụy là Đế thái hậu, chôn một chỗ với Trang Tương Vương ở Chỉ Dương

Đát Kỷ



Đát Kỷ , hay còn gọi là Đắc Kỷ, là một cung phi được sủng ái của Trụ Vương nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Bà cũng là người thân với hoàng hậu của Trụ Vương. Bà không được học chữ, nhưng được nhận định là thông minh và gian xảo

Đát Kỷ trước khi làm cung phi cho Trụ Vương đã từng bị đày ở lãnh cung. Rồi bằng cách nào đó được Trụ vương đưa về cung và rất cưng chiều.

Trụ vương nổi tiếng là một ông vua *** đãng. Ông mê Đát Kỷ đến quên việc triều chính. Ông và Đát Kỷ là một cặp được nhắc đến trong lịch sử Trung Quốc với sự phẫn nộ của nhiều người.


Đát KỷTương truyền, trong cung Trụ có một nơi phục vụ cho thú vui của vua Trụ. Đát Kỷ và vua, cùng nhiều cung tần mỹ nữ khác thường xuyên vui chơi trụy lạc tại đây. Họ ra lệnh dùng roi đánh khắp thân thể những con vật thật đau, để hằn lên vết đỏ, rướm máu, sau đó nướng chúng lên để thưởng thức. Chỗ này được thiết kế với những hồ nhỏ, vua cho đổ rượu vào đầy hồ và xuống tắm rượu cùng các mỹ nhân và Đát Kỷ.

Có lần Đát Kỷ bất hòa với thân thuộc của vua là Tỷ Can, bắt ông này phải moi tim ra cho bà xem. Một vị quan giỏi xem tinh tượng, bói toán cũng vì bất hòa mà bị bà cho dựa lưng vào cột vừa nung đỏ, cháy cả lưng.

Đát Kỷ bị dân gian nghi vấn là hồ ly hóa thành, vì được biết bà rất rậm lông chân.

Các sử gia đời sau thường cho rằng, vì việc quá yêu Đát Kỷ, Trụ vương đã làm nhiều điều thất đức, trượt theo vết xe đổ của vua Kiệt nhà Hạ say đắm nàng Muội Hỷ đến nỗi làm hỏng chính sự và mất nước về tay nhà Chu. Sau nay cuối thời Tây Chu lại có chuyện Chu U vương si mê nàng Bao Tự mà cũng lặp lại bi kịch như Trụ vương làm nhà Tây Chu mất.

Như vậy xét về nép đẹp, Đát Kỷ cũng thuộc hàng đại mỹ nhân của Trung Hoa, nhưng không được kính nể trọng vọng như Tứ Đại Mỹ Nhân và người đời gọi bà là yêu cơ.

Hạ Cơ



Hạ Cơ là một người con gái thời Xuân Thu (722 TCN - 480 TCN), tương truyền rằng nàng có thuật "hoàn tân".

Hạ Cơ vốn là gái nước Trịnh, sau về làm dâu nước Trần. Nàng là cô gái ăn chơi rất lịch lãm, sử sách nói sau khi ăn nằm với ai rồi, nàng trở lại "hoàn tân" như cũ. Điều đặc biệt là hễ ai đã ân ái với nàng thì thường gặp phải tai vạ và chết. Người ta nghi nàng có thuật "Hấp tinh đại pháp".

Người tình đầu tiên của nàng là công tử Trần Man, tư thông với nàng vài năm rồi qua đời. Sau đó nàng có chồng là Tư mã Hạ Ngự Thúc, hai vợ chồng có một con trai là Hạ Trưng Thư, rồi Ngự Thúc cũng chết.

Hạ Cơ lại tiếp tục dan díu với hai quan trong triều là Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ, hai quan này làm việc ô uế công khai. Một hôm Khổng Ninh lấy trộm cùa nàng cái "Cẩm dương" (quần lót bằng gấm) về khoe. Nghi Hàng Phủ thấy vậy nổi cơn ghen, cố nài xin cho được chiếc "Bích la nhu" (áo lót bằng lụa màu xanh) để trêu lại. Khổng Ninh cả giận liền tiết lộ cho vua Trần Linh Công biết. Trần Linh Công nghe kể thích quá liền nhập cuộc chơi, Hạ Cơ liền tặng vua chiếc áo lót nữa.

Từ đó, sau mỗi lần bãi triều, cả ba thường đem "bảo vật" ra khoe với nhau. Trong triều có quan Đại phu Tiết Giả là bầy tôi trung, thấy vậy liền can vua và chỉ trích hai tên quan kia. Nhà vua ngoài miệng hứa chừa, nhưng âm mưu với Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ, giết Tiết Giả. Tiết Giả chết rồi không còn có ai dám can ngăn nữa, cả ba mặc sức tung hoành trác táng đến nỗi dân nước Trần đã đặt bài vè "Châu Lâm" (Châu Lâm là nơi Hạ Cơ đang ở) để chê trách Linh Công.

Hạ Cơ cho Trưng Thư về kinh đô để học, cũng mong cho con ngày sau nối nghiệp cha. Trưng Thư lớn lên, có tài võ nghệ, Linh Công cho Thư nối chức cha làm Tư mã, ở lại kinh. Từ đó Hạ Cơ một mình tiếp luôn ba người không biết mệt mỏi.

Một hôm Hạ Trưng Thư ở kinh về Châu Lâm trông thấy vua Trần Linh Công và Khổng Ninh, Hàng Phủ cùng Hạ Cơ đang vầy cuộc ái ân, ăn nói suồng sã bỉ ổi *** loạn, lập tức Hạ Trưng Thư cho quân vây quanh nhà và giết được Trần Linh Công còn hai tên kia chạy thoát qua nước Sở, vào kêu với Sở Trang Vương rằng Hạ Trưng Thư giết vua để cướp ngôi.

Trang Vương đem binh đánh Trần, giết Hạ Trưng Thư. Thấy Hạ Cơ xinh đẹp ý muốn thu dùng, nhưng một bầy tôi là Khuất Vu, một tướng lãnh tài ba, trẻ tuổi, đẹp trai, lại luyện được phép "Bí thuật phòng trung", bấy lâu đã nghe tiếng Hạ Cơ có ngón ăn chơi trác tuyệt muốn thử lửa một phen bèn ra sức can Sở Trang Vương đừng thu dùng nàng. Trang Vương lại muốn gả cho người khác, Khuất Vu cũng lại can, cuối cùng vua gả cho một vị tướng già là Tương Lão. Hạ Cơ lại thông *** với con Tương Lão, việc đổ bể Hạ Cơ trốn sang nước Trịnh, còn con của Tương Lão bị hành hình.

Khuất Vu đi sứ sang Trịnh, nhân cơ hội đó Khuất Vu tư thông với Hạ Cơ, rồi đưa nàng trốn sang Tấn "xây mộng uyên ương". Mấy năm sau Khuất Vu đem nàng sang nước Ngô và ở hẳn nơi này. Từ đấy về sau không còn ai biết Hạ Cơ ra sao nữa.

Võ Tắc Thiên



Võ Tắc Thiên (武則天) (625 - 16 tháng 12, 705), tên riêng Võ Chiếu (武曌), là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc đã lập ra triều đại của riêng mình, nhà Võ Chu (周), và cai trị dưới cái tên Thánh Thần Hoàng Đế ((聖神皇帝) từ 690 đến 705. Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.

Gia đình bà có nguồn gốc ở huyện Văn Thuỷ (文水), thuộc quận Tinh Châu (幷州) (hiện nay là thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây). Văn Thủy hiện là một huyện thuộc Lữ Lương Địa Khu (吕梁地區) nằm cách Thái Nguyên 80km về phía tây nam. Cha bà là Võ Sĩ Hoạch (武士彠) (577-635), một thành viên thuộc một gia đình quý tộc danh tiếng ở Sơn Tây, và là một thành viên liên minh của Lý Uyên, người sáng lập ra nhà Đường, khi ông tiến hành chiến tranh giành quyền Lực (chính Lý Uyên cũng thuộc một gia đình quý tộc nổi tiếng ở Sơn Tây). Mẹ bà là Dương Thị (楊氏) (579-670), một phụ nữ thuộc gia đình quý tộc hoàng gia nhà Tuỳ. Võ Tắc Thiên không phải sinh ở Văn Thuỷ, bởi cha bà đảm nhận nhiều chức trách ở nhiều nơi trong suốt cuộc đời. Bà được cho là sinh ở Lợi Châu (利州) hiện là thành phố Quảng Nguyên (廣元市), phía bắc tỉnh Tứ Xuyên, cách Văn Thủy khoảng 800km về phía tây nam, nhưng một số nơi khác cũng được cho là nơi sinh của bà gồm cả thủ đô Trường An.

Bà được đưa vào hậu cung vua Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 638 (một thời điểm khác có thể là: 636) và là một Tài Nhân (才人), tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Vua Thái Tông đặt tên cho bà là Mị (媚), có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp", và vị nữ hoàng trẻ thường được người Trung Quốc gọi là Võ Mị Nương. (武媚娘).

Năm 649, Thái Tông chết, và theo thói thường đối với những người thiếp, Võ Mị Nương phải rời cung đình và để vào chùa Phật giáo, nơi bà sẽ phải xuống tóc. Không lâu sau, có lẽ là vào năm 651, bà lại được vua Cao Tông, con của Thái Tông, đưa trở lại hoàng cung bởi vì ông đã sửng sốt trước sắc đẹp của bà khi đi cúng tế cho cha. Vợ vua Cao Tông, người họ Vương (王), đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Võ Mị Nương hòa nhập lại vào cung đình. Nhà vua lúc ấy đang rất sủng ái một người thiếp họ Tiêu (蕭) và hoàng hậu hy vọng rằng khi có một người thiếp đẹp mới nhà vua sẽ thôi chú ý tới người thiếp kia. Các nhà sử học hiện nay đang tranh cãi về câu chuyện lịch sử này, và một số nghĩ rằng Võ Tắc Thiên trên thực tế chưa hề rời khỏi hoàng cung, và rằng có thể bà đã có tình ái với vị thế tử (người sau này là vua Cao Tông) từ trước, khi vua Thái Tông còn đang sống. Dù sự thực thế nào chăng nữa, vẫn chắc chắn rằng tới đầu những năm 650 Võ Tắc Thiên đã là thiếp của vua Cao Tông và bà được gọi là Chiêu Nghi (昭儀), mức cao nhất trong chín cấp bậc của những người thiếp thuộc hàng thứ hai. Việc vị hoàng đế lấy một trong những người thiếp của cha mình, và lại từng là một bà sư như các nhà sử học truyền thống tin tưởng là một cú sốc đối với những nhà đạo đức Khổng giáo.

Võ Tắc Thiên nhanh chóng bộc lộ tài năng của mình trong việc vận động và lập mưu mẹo. Đầu tiên bà tống người thiếp họ Tiêu khỏi ngáng đường, mục tiêu tiếp sau chính là hoàng hậu. Năm 654, con gái của Võ Tắc Thiên bị giết. Hoàng hậu họ Vương bị nghi ngờ là ở gần phòng của đứa trẻ. Bà bị nghi là đã giết nó vì ghen tuông và sau đó bị hành hình. Truyền thuyết kể rằng Võ Tắc Thiên đã giết chính con của mình, nhưng có lẽ điều này là do các đối thủ của bà và các nhà sử học Khổng giáo bịa ra. Ngay sau đó, bà được hoàng đế phong làm Thần Phi (宸妃), ở thứ bậc cao hơn bốn người thiếp cao nhất và chỉ kém hoàng hậu. Cuối cùng, tháng Mười Một năm 655, hoàng hậu họ Vương bị giáng phong và Võ Tắc Thiên được đưa lên làm hoàng hậu. Sau đó Võ hậu giết Vương hậu cùng người thiếp họ Tiêu một cách tàn bạo - họ bị đập nát chân tay và sau đó tống vào những thùng rượu to để họ còn sống khổ cực thêm ít ngày nữa.

Sau khi Cao Tông bắt đầu bị giảm sút sức khỏe vì đột quỵ, từ tháng 11, 660, bà bắt đầu cai trị Trung Quốc từ phía sau. Thậm chí sau này bà còn có được quyền lực tuyệt đối khi hành quyết Thượng Quan Nghi (上官儀) và Lý Trung (李忠) vào tháng 1 năm 665, và từ đó bà ngồi sau vị hoàng đế lúc ấy đã câm lặng để coi chầu (có lẽ bà ngồi sau một bức màn phía sau ngai vàng) và đưa ra các quyết định. Bà cai trị dưới tên chồng và sau khi ông chết thì dưới tên của các vị vua bù nhìn tiếp theo (con bà Hoàng đế Trung Tông và sau đó là đứa con khác Hoàng đế Duệ Tông), chỉ thực sự chiếm hẳn quyền lực vào 10 năm 690, khi bà tuyên bố lập ra nhà Chu, lấy tên theo tên thái ấp của Cha bà và muốn sánh ngang với triều đại rực rỡ nhà Chu trước đó thời cổ Trung Quốc mà bà coi gia đình họ Võ có nguồn gốc từ đó. Tháng 12 năm 689, mười tháng trước khi bà chính thức lên ngôi, bà bắt triều đình đưa ra chữ mới Chiếu (曌), cùng với 11 chữ khác để trưng ra quyền lực tuyệt đối của bà và chọn chữ mới này làm tên thánh của mình, sau đó nó thành chữ húy khi bà lên ngôi mười tháng sau. Chữ này được tạo ra từ hai chữ có từ trước là chữ "minh" 明 ở bên trên có nghĩa là "ánh sáng" hay "sự sáng suốt"; chữ "không" 空 ở dưới có nghĩa là "bầu trời". Ý nghĩa của nó ám chỉ rằng bà giống như ánh sáng chiếu xuống từ bầu trời. Thậm chí cách đánh vần của chữ mới này cũng giống hệt như chữ "chiếu" trong tiếng Trung Quốc. Khi lên ngôi, bà tuyên bố mình là Hoàng đế Thánh Thần, người phụ nữ đầu tiên nắm chức "hoàng đế" (皇帝) vốn đã được phát minh ra từ 900 năm trước bởi hoàng đế đầu tiên là Tần Thủy Hoàng. Thêm nữa, bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử 2100 của triều đình Trung Quốc được ngồi lên ngôi rồng, và điều này một lần nữa lại gây sốc cho những nhà nho đạo Khổng.

Lý thuyết chính trị Trung Quốc truyền thống không cho phép một phụ nữ được lên ngôi, Vũ hậu quyết định dẹp yên chống đối và đưa các quan lại trung thành vào triều. Thời cai trị của bà để dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo. Dưới thời cai trị, bà lập ra Cảnh sát mật để đối phó với bất kỳ chống đối nào có thể nổi lên. Bà được hai người sủng thần là anh em Trương Dịch Chi 張易之, và Trương Xương Tông 張昌宗 ủng hộ. Bà lấy lòng dân bằng cách tán thành Phật giáo nhưng trừng trị nghiêm khắc các đối thủ bên trong gia đình hoàng gia và quý tộc. Tháng 10 năm 695, sau nhiều lần thêm chữ, tên của bà được đổi thành Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế (天冊金輪聖神皇帝), một cái tên đã không bị thay đổi cho tới tận cuối thời cai trị của bà.

Ngày 20 tháng 2 năm 705, lúc này bà đã hơn tám mươi tuổi và ốm yếu, Võ hậu không thể ngăn chặn một cuộc đảo chính giết hại hai anh em họ Trương. Quyền lực của bà cũng kết thúc ngày hôm đó, bà buộc phải lùi bước, hoàng đế Trung Tông được tái lập, nhà Đường lại tiếp tục từ ngày 3 tháng 3 năm 705. Võ hậu chết chín tháng sau đó, có lẽ bà cũng được an ủi rằng cháu trai của mình Võ Tam Tư (武三思), con người em họ và cũng tham vọng và hấp dẫn như bà, đã gắng sức nhằm trở thành người chủ thực sự của triều đình, kiểm soát vị hoàng đế vừa được tái lập thông qua hoàng hậu của ông ta, người mà ông đã có tình ý từ trước.

Mặc dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn, theo một số nhà sử học, nhà hậu Chu đã có được một hệ thống bình đẳng xã hội về giới tốt hơn so với nhà Đường tiếp sau nó.

Nhìn vào các sự kiện trong cuộc đời bà theo ám chỉ trong văn chương có thể mang lại nhiều ý nghĩa: một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình một cách không thích hợp, thái độ đạo đức giả khi thuyết giáo về lòng trắc ẩn trong khi cùng lúc ấy lại tiến hành mô hình tham nhũng và hành xử một cách xấu xa, và cai trị bằng cách điều khiển từ phía hậu trường.

Một tác giả nổi tiếng người Pháp là Shan Sa, sinh tại Bắc Kinh, đã viết một cuốn tiểu thuyết mang tính tiểu sử tên là "Impératrice" (Hoàng hậu theo tiếng Pháp) dựa trên cuộc đời của Võ hậu.

Bao Tự



Bao Tự (?-771 TCN) là người đẹp Trung Quốc thời nhà Chu. Truyền thuyết kể rằng Chu U Vương mê say nàng nhưng chưa bao giờ thấy nàng cười nên ra lệnh ai làm cho nàng cười sẽ thưởng nghìn lạng vàng.

Để làm nàng cười, nhà vua đã làm mọi cách. Một hôm, Bao Tự cùng vua đi dạo trong vườn thượng uyển thì bỗng có một tiếng động vang lên, và nhà vua thấy được nụ cười đẹp tuyệt của nàng. Sau khi hỏi nàng về điều này, nàng nói do tiếng vải lụa bị xé làm nàng nhớ đến những ngày tháng êm đềm khi sống với cha trên núi.

Sau khi biết được điều này, U vương cho hàng ngàn người ngày đêm xé những mảnh vải lụa đó cho đến khi nàng cười mới thôi. Nhưng ngờ đâu nụ cười vẫn không đến với nàng.

Sau nhiều lần cố gắng nhưng không thành, có một hoạn quan là Quắc công Kỵ Phủ tâu với vua là mình có cách làm cho nàng cười. Quanh đất nhà Chu cai trị vốn xây nhiều tháp dầu để khi có giặc kéo đến thì đốt các cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến cứu. Quắc Công khuyên Chu U vương đốt lửa cho chư hầu đến để cho Bao Tự cười. U vương làm theo.

Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả. Các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau. Bao Tự ở trên đài trông thấy bật tiếng cười lớn. U vương vô cùng hoan hỉ vì làm được cho nàng cười. Xong U vương lệnh cho các trấn chư hầu rút quân về vì không có giặc.

Đến một thời gian sau, vua Chu lại sai đốt lửa lần nữa và các chư hầu lại bị lừa để Bao Tự có được tiếng cười.

U vương say mê Bao Tự, xa lánh hoàng hậu họ Thân. Bao Tự sinh được một hoàng tử, U vương rất yêu quý, định lập làm thái tử và muốn phế truất thái tử Nghi Cữu. Cha Thân hậu bèn liên hệ với quân Khuyển Nhung bên ngoài kéo vào đánh úp Cảo Kinh. U vương vội cho đốt lửa hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu bị lừa vài lần nên tưởng vua đùa, không tới nữa. U vương mang Bao Tự và con nhỏ bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết. Riêng Bao Tự bị vua Khuyển Nhung bắt về cung để mua vui.

Quân Khuyển Nhung cướp phá giết người kinh thành. Thân Hầu ân hận mang họa cho dân Cảo Kinh bèn viết thư triệu các nước chư hầu Tấn, Tần, Trịnh đến đánh quân Khuyển Nhung. Quân ba nước kéo đến đánh tan quân Nhung. Vua Nhung bỏ chạy. Bao Tự thấy quân các nước kéo vào cung bèn thắt cổ tự vẫn.

Con trưởng U vương là Nghi Cữu được lập lên ngôi, tức là Chu Bình vương.

Nhà thơ Lý Bạch có câu:

Mỹ nhân nhất tiếu hoán thiên kim

Tạm dịch:

Người đẹp nở một nụ cười đáng đổi lấy nghìn lạng vàng

Ngu Cơ



Ngu Cơ thường xuyên đi cùng Hạng Vũ ra chiến trận, sát cánh cùng Sở Bá vương trong suốt nhiều năm chinh chiến. Đoạn tiễn biệt giữa hai người trong thành Cai Hạ là một đoạn bi tráng rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc được Sử ký của Tư Mã Thiên nhắc tới.

Hạng Vũ và Lưu Bang vốn đã giảng hoà ở Hồng Câu để chia đôi thiên hạ. Nhưng sau đó Lưu Bang bội ước đánh úp Hạng vương khiến Hạng vương phải chạy vào thành Cai Hạ.

Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói:

Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?
Đêm hôm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được đời sau gọi là bài "Cai Hạ ca":

Lực bạt sơn hề, khí cái thế,
Thời bất lợi hề, Chuy bất thệ
Truy bất thệ hề khả nại hà,
Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà.

Dịch:

Sức nhổ núi, khí trùm đời,
Ngựa Chuy chùn lại bởi thời không may!
Ngựa sao chùn lại thế này?
Nàng Ngu, biết tính sao đây hỡi nàng?

Hạng vương ca mấy lần, Ngu Cơ múa kiếm, hát hòa theo, lời ca rằng:

Hán binh dĩ lược địa,
Tứ diện Sở ca thanh.
Trượng phu ý khí tận,
Tiện thiếp hà liêu sinh.

Dịch:

Quân Hán lấy hết đất,
Khúc Sở vang bốn bề.
Trượng phu chí lớn cạn,
Tiện thiếp sống làm chi.

Rồi Ngu Cơ lấy gươm tự vẫn để "tránh làm vướng bận" Hạng Vũ. Hạng Vương thấy Ngu Cơ chết, khóc chảy nước mắt, tả hữu đều khóc, không ai có thể ngẩng lên nhìn.

Tương truyền nơi máu bà đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ có rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là "Ngu mỹ nhân thảo". Lại có thuyết cho rằng hương hồn bà không tan, hóa thành 2 khóm cỏ trên mộ, ngày đêm cứ quấn quít vào nhau, người ta gọi là Cỏ ngu.


Trương Lệ Hoa



Trương Lệ Hoa xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó ở Giang Nam. Tuy là con nhà nông, phải phụ cha mẹ làm những công việc đồng áng nặng nhọc nhưng Lệ Hoa đang ở độ tuổi đôi mươi có nét đẹp khác lạ: "da trắng như tuyết, mắt đen láy, thân hình toát lên vẻ thanh tú", những vẻ đẹp theo nàng từ lúc mới sinh nên tên Lệ Hoa cũng do cha mẹ đặt từ các đặc điểm trên.

Người con trai của Trần Văn Đế là Trần Thúc Bảo cũng mới gần hai mươi tuổi khi ấy được phong là Trần Nhu Tuyên đế. Trần Nhu trong một dịp ra ngoài cung dạo chơi đã gặp và phải lòng Trương Lệ Hoa khi thấy nàng đang bán hoa sen ngoài phố. Trần Nhu đã đưa một số tiền lớn cho cha mẹ Lệ Hoa để mua nàng về làm thiếp.

Khi vua Trần Văn Đế băng hà thì Trần Nhu lên làm hoàng đế, hiệu là Chí Đức, nhưng gọi là Trần Hậu Chủ. Ngay khi nắm một quyền lực lớn nhất trong tay, Hậu Chủ đã cho rước Trương Lệ Hoa về cung và suốt ngày đắm đuối bên nàng, bỏ mặc Thẩm Hoàng Hậu và những lời can ngăn của quần thần "Lệ Hoa chỉ là con của tầng lớp dân dã".


Vì xuất thân từ tầng lớp nghèo khó trong xã hội nên khi vào cung, Lệ Hoa hết sức choáng ngợp trước cảnh vàng son nhung lụa. Mặc dù được vua chu cấp đầy đủ nhưng ở ngôi vị quý phi, nàng vẫn chưa thỏa mãn. Lệ Hoa sai tâm phúc bí mật liên lạc với các tầng lớp quý tộc bên ngoài để thực hiện việc "mua quan bán chức", hễ ai muốn có chức tước gì trong triều chỉ cần đưa cho nàng một số vàng bạc nào đó tương xứng với giá trị của chức ấy thì sẽ toại nguyện nhờ tài nâng đỡ và mồm miệng của Lệ Hoa thuyết phục nhà vua.

Thái tử Trần Dân bất mãn trước việc hoàng hậu Thẩm mẹ mình không được sủng ái cùng với việc Trương Quý Phi công khai ăn hối lộ nên tỏ ý chống đối, Lệ Hoa cầu cứu với Hậu Chủ và từ đó vua càng phớt lờ những lời can gián của Thái Tử cũng như quần thần rồi ngày càng ăn chơi sa đọa cùng Trương mỹ nhân.


Năm 588, nhà Tùy dẫn quân tấn công Nam triều, Tấn Vương Dương Quảng bao vây kinh đô Nam Trần. Hậu Chủ bước đường cùng phải dẫn Trương Lệ Hoa và Khổng Quý Tân nhảy xuống một cái giếng cạn ở vườn Ngự Uyển để trốn quân Tùy. Cuối cùng bị bắt gọn, Dương Quảng cũng suýt bị mỹ nhân hớp hồn, toan đưa nàng về nhưng sau khi nghe quan quân can ngăn đã hạ lệnh xử tử Trương Lệ Hoa, còn Hậu Chủ và hoàng tử Thâm bị bắt làm tù nhân. Trương Lệ Hoa chết rất trẻ, chỉ vừa sắp bước qua tuổi 30

Trần Viên Viên



Khởi đầu của Trần Viên Viên khá giống mỹ nhân Trương Lệ Hoa đời Nam Bắc triều, Trần Viên Viên cũng xuất thân từ một gia đình lao động nghèo hèn tại thôn Thái Nguyên. Viên Viên lẽ ra mang họ Hình, nhưng là con nuôi của gia đình họ Trần nên lấy họ cha mẹ nuôi và trở thành dưỡng nữ của họ, rồi sau đó đến Tô Châu làm ca kỹ. Viên Viên vốn có sắc đẹp hơn người, xinh đẹp hơn cả hai cô công chúa Trường Bình và công chúa Chiêu Ân con vua Sùng Trinh lúc bấy giờ, thông thạo đàn hát nên có rất nhiều nam nhân đến xem nàng biểu diễn. Trong số đó có Điền Văn là một phú hộ có thế lực rất lớn do con của ông ta là quý phi được Sùng Trinh sủng ái. Điền Văn trong một dịp tình cờ thưởng thức tài nghệ của Viên Viên và bỏ ra một số tiền lớn để mua nàng về.

Trần Viên Viên từ khi gặp được Ngô Tam Quế, một danh tướng của Sùng Trinh tại phủ của Điền Văn thì cả hai đã phải lòng nhau. Có thể nói nguyên nhân khiến Ngô Tam Quế phản quốc khiến cho sụp đổ cả một vương triều Đại Minh phần lớn đều do Trần Viên Viên mà ra. Sự chuyển biến quan trọng đó là việc Trần Viên Viên bị Lý Tự Thành bắt giữ khiến Ngô Tam Quế sau nhiều lần suy tính, cuối cùng thỏa hiệp với Đa Nhĩ Cổn mở đường cho quân Thanh vào Sơn Hải quan thẳng tiến đến Bắc Kinh. Toàn bộ sự việc như sau:

Ngô Tam Quế vốn yêu thích Trần Viên Viên khi nàng đang là ái thiếp của Điền Văn, nhân cơ hội Điền Văn lo sợ nghĩa quân Lý Tự Thành vây đánh cướp bóc gia trang của mình nên ông hứa sẽ bảo vệ Điền Văn, của cải và gia quyến được an toàn, đổi lại ông muốn Viên Viên thuộc về mình.
Khi đã có Trần Viên Viên, Ngô Tam Quế lại phải tiếp nhận thánh chỉ dẫn quân ra quan ải chặn đường quân Thanh. Lý Tự Thành thừa cơ hội bắt giữ gia quyến của Ngô Tam Quế và luôn cả nàng Viên Viên mang đi. Trong khi đó vua Sùng Trinh chỉ còn biết cách dối gạt ông và bịa chuyện Viên Viên đang dưỡng bệnh tại hậu viên tránh tiếp xúc người ngoài.
Lý Tự Thành khi ấy đã tự phong mình là Đại Thuận Đế, tiến quân đến Sơn Hải quan và dùng gia quyến của Ngô Tam Quế làm điều kiện buộc ông quy hàng. Tuy nhiên, sau khi lật đổ nhà Minh, Lý Tự Thành sau đó lại cố chấp không thả người còn giết hết cả nhà Ngô Tam Quế gồm cha mẹ và anh chị em hơn ba mươi người (nhưng trong đó không có Trần Viên Viên). Việc làm này khiến Ngô Tam Quế căm giận và về quy hàng nhà Thanh.
Liên minh Ngô Tam Quế - Đa Nhĩ Cổn nhà Thanh tổ chức nhiều đợt tấn công, đẩy lùi nghĩa quân Lý Tự Thành về Cửu Cung Sơn, Lý Tự Thành trúng tên bị thương nặng và qua đời.

Khi nhà Thanh chiếm được Trung Nguyên thì Trần Viên Viên gửi mật thư cho Ngô Tam Quế để ông đến đón nàng tại một thôn làng xa xôi nơi nàng lánh nạn. Tiếc thay hạnh phúc không được bao lâu thì Ngô Tam Quế rắp tâm làm phản mặc cho Viên Viên hết lời can ngăn. Ông lui quân về Hồ Nam, nơi mình được phong vương rồi chiêu binh mãi mã, tự đế lấy hiệu Chiêu Võ. Viên Viên quá bất mãn xuất gia đi tu và chết trong lúc Ngô Tam Quế lập quốc xưng vua. Lúc bấy giờ Khang Hi đã lên ngôi, thông minh sáng suốt, nhờ nhiều mưu thần người Mãn và các quan người Hán đã qui thuận tiếp sức, một mặt vừa lo đối phó với gian thần Ngao Bái, mặt khác tăng cường nhiều trận đánh khiến quân Ngô Tam Quế kinh hoàng. Quân Thanh vây kín thành Nhạc Châu, Ngô Tam Quế khi ấy thất thế chỉ biết rượu chè say sưa rồi một hôm trúng gió qua đời, nhà Thanh đại thắng.

Triệu Phi Yến



Triệu Phi Yến tên thật là Triệu Nghi Chủ (do có tài múa rất hay, điệu múa nhẹ nhàng uyển chuyển như bay như lượn tựa chim yến nên gọi là Phi Yến), là một trong hai đại mỹ nhân của triều đại nhà Hán bên cạnh người đẹp Vương Chiêu Quân. Nàng là người có liên quan đến một giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân.

Dưới đời Hán Thành Đế, Triệu Phi Yến được phát hiện ra trong một dịp vua do muốn tìm mỹ nhân trong thiên hạ, tình cờ ngự giá sang phủ của công chúa Dương A. Vua sửng sốt trước vẻ đẹp kiều diễm của bà vì lúc ấy Phi Yến chỉ vừa mười tám tuổi, giọng nói thánh thót nhẹ nhàng khiến vua say đắm

Trái ngược với đại mỹ nhân Vương Chiêu Quân là một cô gái hy sinh vì nước để giữ gìn sự trinh trắng của mình, Phi Yến trước khi về với Hán Thành Đế đã từng là một người phụ nữ lẳng lơ, sau này người ta rằng do bà nhiều lần ăn nằm với tình lang của mình rồi mới về với vua, nên trong đêm ân ái đầu tiên với Hán Thành Đế, Triệu Phi Yến đã dùng thủ đoạn "lạc hồng" tức là để nhiều dấu máu tươi trên gối khiến vua ngỡ Phi Yến còn giữ được "ngọc tiết" nên càng sủng ái hơn (thật ra đó chỉ là một loại nước màu đỏ giống như máu). Triệu Phi Yến nhanh ***ng chiếm được chiếc ghế quyền lực Hoàng Hậu không lâu sau đó.


Phi Yến do được Dương A công chúa đưa vào cung với mục đích lấy lòng vua - củng cố địa vị của mình. Nhưng qua một thời gian chung sống với vua do không có con nên bà đã cùng với Dương A tìm cách đưa em gái Phi Yến là Hợp Đức vào cung tiến vua, hy vọng Hợp Đức sẽ mang long thai và Phi Yến nhanh ***ng có được quyền lực.


Hậu cung dưới đời vua Hán Thành Đế từ khi có mặt của chị em họ Triệu thì trở nên rối ren, sóng gió, tranh giành đẫm máu. Triệu Phi Yến đơn thuần chỉ là một cô gái đẹp, muốn lấy lòng vua và ham mê quyền lực trong khi người em gái Triệu Hợp Đức về nhan sắc không hề thua chị, nhưng cực kỳ mưu mô và độc ác. Hai chị em họ đã:

Tìm mọi cách thuyết phục vua để thăng chức cho Phi Yến làm Triệu Chiêu Nghi, còn Hợp Đức làm Triệu Tiệp Dư.
Thừa lúc Hứa Hoàng Hậu bí mật cúng vái để đổ tội cho Hoàng Hậu dùng tà thuật hại vua và kết quả là Hoàng Hậu bị phế ngôi, giam lỏng ở lãnh cung.
Giở trò hù dọa khiến Ban Tiệp Dư, cũng là một tuyệt sắc mỹ nhân trong cung, sợ bị hại như Hoàng Hậu nên phải trốn đi.
Khi đã lên ngôi hoàng hậu, Phi Yến nghe lời Hợp Đức giết hại luôn một mỹ nhân họ Tào đang mang long thai và giết luôn số cung nữ hầu cận mỹ nhân đó.
Sự việc sau cùng mà Hán Thành Đế phát hiện ra thủ đoạn xấu xa của chị em Phi Yến nhưng cũng đã muộn khi ông lén lút chăn gối với một mỹ nhân khác mang họ Hứa và hạ sinh một hoàng tử trắng trẻo, tuy nhiên do Hợp Đức nài nỉ quá nên vua đã mang thái tử cho Hợp Đức ẵm rồi hoàng tử nhỏ chết ngay sau khi hồi cung. Người ta cho rằng Hợp Đức đã tẩm độc trong đầu ngón tay và cho hoàng tử bú nút ngón tay ấy.

Hán Thành Đế bản tính nhu nhược, không dám trị tội hai chị em mỹ nhân mà chỉ tìm cách đề phòng để rồi sau đó lâm bệnh và băng hà. Chị em Triệu Phi Yến không còn chỗ đứng, thế lực của Vương Mãn, Vương Thái Hậu ngày càng mạnh. Nếu như Vương Mãn trước kia từng thừa dịp Phi Yến - Hợp Đức tác oai tác quái trong hậu cung khiến cho nhà Hán ngày càng suy yếu thì nay đến lúc ra tay trừ khử hai vị mỹ nhân gieo tai họa này. Trước tiên Triệu Hợp Đức bị Vương Thái Hậu phanh phui nhiều tội trạng như hại hoàng hậu, giết hại người vô tội, giết tiểu hoàng tử. Hợp Đức bị giam lỏng ở lãnh cung một thời gian rồi tự vẫn. Triệu Phi Yến sau đó cũng bị bức phải tự sát như em gái mình

Tả Phấn



Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm nghe tiếng em gái thi nhân Tả Tư là Tả Phấn có tài năng hơn người nên lập tức tuyển vào cung, Tả Phấn vì tài đức siêu quần nên ngày ngày được đế vương cùng quần thần tán thưởng, được phong làm người coi giữ hậu cung. Hiềm nổi ngư sắc hoang đường Tư Mã Viêm là một trong số các đế vương vô sỉ vô vi của lịch sử, Tả Phấn được phong là Quý Phi, bất quá là do Tư Mã Viêm vì cái hư danh trọng hiền đãi sĩ, trong “Tấn Thư” gọi Tả Phấn là “Tư lậu thể luy, thường cư bạc thất” (thân thể gầy yếu, ở nhà đạm bạc). “Trác Mộc Thi” là tác phẩm mà trong đó, Tả Phấn tả lại cuộc sống đạm bạc của mình.

Lý Thanh Chiếu



Lý Thanh Chiếu, hiệu “Dịch An Cư Sĩ”, người Sơn Đông - Lịch Thành thời Tống (nay là Sơn Đông - Tế Nam). Cha là Lý Cách Phi, làm quan đến Lễ Bộ Viên Ngoại Lang, một người học vấn uyên bác. Mẹ là Vương Thị, cũng là một người biết thơ văn. Lý Thanh Chiếu được cha dạy ngâm thơ, viết từ và tản văn từ nhỏ. 18 tuổi được gả cho Triệu Minh Thành, cũng là một người có học vấn. 2 vợ chồng cùng sinh hoạt, cùng học tập, cuộc sống rất tình thú. Khi quân Kim diệt Tống, vợ chồng Lý Thanh Chiếu chạy xuống phương nam lánh nạn. Năm 1129, Triệu Minh Thành được phái đến Hồ Châu nhậm chức, đi đến Kiến Khang thì qua đời, Lý Thanh Chiếu phải bôn ba đến Chiết Giang nương nhờ em trai là Lý Kháng. Về sau cùng với Lý Kháng phiêu bạc qua Việt Châu, Đài Châu, Hàng Châu và Kim Hoa.

Sinh đang tác nhân kiệt, tử diệc vi quỷ hùng.
Chí kim tư Hạng Vũ, bất khẳng quá Giang Đông

Lý Sư Sư



Tư ái của Tống Huy Tông .

Xinh Đẹp,Giỏi Đàn Hát [ Vốn là gái lầu xanh]
Rất nổi tiếng trong tác phẩm Thủy Hử. Việc Lương Sơn BẠc quy thuận Triều Tống có một phần đóng góp của người con gái này.

SAu Khi Chinh Phạt Giặc Phương LẠC ở phương NAm xong

Lý Sư Sư đã cùng vơi Yến Thanh[1 trong 108 vị anh hùng-đẹp trai tuần tú -và có săm rất nhiều hoa mẫu đơn trên lưng^^]phiêu bạt giang hồ ===> mất tích từ đây ^^

Liễu Như




Tài nữ nổi tiếng thời Đường, đứng đầu Tần Hoài Bát Diễm, từng chiết chiêu võ công với 2 thi nhân nổi tiếng đương thời là Trần Tử Long, Tiền Khiêm Ích ; làm rạng danh quần thư, không nhượng phe tu mi.

Quách Ái



Vì sự ích kỷ của các đời đế vương, quảng thúc mỹ nữ, nhốt trong hậu cung đã làm hại thanh xuân, hạnh phúc và tính mệnh của biết bao thiếu nữ. Nếu có kiếp sau, chắc chắn họ sẽ hy vọng được gả vào một nhà bình thường, trên còn phụ mẫu, dưới có nhi nữ, họ cũng cam tâm tình nguyện đắm chìm trong ngọn lửa yêu thương của thê chức mẫu chức trên nhân gian, tháng năm dần qua cho đến một ngày kia họ lạc hạ hoàng tuyền, tức là kiếp này đã dứt.

Chu Thục Chân



Nữ từ nhân nổi tiếng thời Đường, hiệu xưng U Thê Cư Sĩ, được biết là một tài nữ người ở Tiền Đường thời Tống, thi từ đều giỏi, đương thời chỉ có nàng mới xứng tề danh với Lý Thanh Chiếu. Tác phẩm tiêu biểu có “Đoạn Trường Tập” và “Đoạn Trường Từ” được lưu truyền, nổi tiếng nhất là “Điệp Luyến Hoa”.

Chu Thục Chân có cuộc đời khá u sầu. Nguyên nàng có một ý trung nhân lý tưởng, cũng là người tài hoa mà nàng tự quen biết. Nhưng phụ mẫu không cho phép nàng kết hôn với ý trung nhân của mình, mà gả nàng cho 1 thương nhân. Chồng nàng là người chỉ biết kiếm tiền, đối với thi từ và tranh vẽ của nàng đều không có hứng thú, vì vậy mà cuộc sống của nàng lúc nào cũng đầy u sầu và tẻ nhạt.

Thượng Quan Uyển Nhi



Cháu gái Thượng Quan Nghị, hiệu xưng là Cân Quốc Thủ Tướng đầu tiên. Thời Đường Cao Tông, cháu gái tể tướng Thượng Quan Nghị là Thượng Quan Uyển Nhi, thông thuộc thi thư, không những biết ngâm thơ viết văn mà còn hiểu biết chuyện xưa nay, thông minh mẫn tiệp dị thường.

Chân Hoàng Hậu



Sau khi Tào Phi xưng đế, sủng hạnh Quách hoàng hậu, Quách hậu cậy đắc sủng nên gièm pha Chân hoàng hậu, từ đó Chân hoàn hậu thất sủng. Sau khi bị vua bỏ lơ không nói đến, từ “Đường Thượng Hành” có thể đọc thấy được lòng tương tư cực chí của một người vợ đối với trượng phu, một lòng thâm tình vô hối. Sự chờ đợi của Chân hoàng hậu đáng thương cuối cùng chỉ là một tờ giấy chết của Tào Phi. Thậm chí sau khi chết, thi thể phải lấy tóc che mặt, lấy trấu lấp miệng, chịu nỗi khổ vũ nhục và lăng ngược.

Đường Thượng Hành

Bồ sinh ngã trì trung, kỳ diệp hà li li.
Bàng năng hành nhân nghĩa, mạc nhược tiếp tự tri.
Chúng khẩu thước hoàng kim, sử quân sinh biệt li.
Niệm quân khứ ngã thời, độc sầu thường khổ bi.
Tưởng kiến quân nhan sắc, cảm kết thương tâm ti.
Niệm quân thường khổ bi, dạ dạ bất năng mị.

Hoa Nhị Phu Nhân



Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn từng ngưỡng mộ tài danh của Hoa Nhị Phu Nhân. Hoa Nhị Phu Nhân là Phí Quý Phi của Hậu Thục Hậu Chủ - Mạnh Xưởng, xuất thân là 1 ca kỹ ở Thanh Thành (nay ở phía Đông Nam thành phố Giang Yển). Tương truyền “Hoa Nhị Phu Nhân Cung Từ” có hơn 100 biến, trong đó thật ra chỉ có hơn 90 biến. Khi Tống diệt Hậu Thục, chỉ dùng có 1 vạn quân, 14 vạn quân Hậu Thục không chiến mà hàng, Hoa Nhị Phu Nhân theo Mạnh Xưởng lưu vong về phương bắc, đêm nghỉ ở Gia Minh dịch trạm, cảm hoài nỗi buồn nước mất nhà tan, đề lên vách quán bài “Thái Tang Tử”. Nhưng vì quân kỵ thôi thúc nên bị mất hết một nửa, cứ viết được 1 chữ lại rơi lệ.

Tiết Đào



Nữ thi nhân thời Đường, người gọi là Nữ Hiệu Thư, từng xướng họa cùng thi nhân nổi tiếng đương thời Nguyên Trẩn, thực lực không thua kém. Tác phẩm tiêu biểu : Ngô Đồng Thi (làm khi mới 8 tuổi)

Đình trừ nhất cổ đồng,
Tủng cán nhập vân trung,
Chi nghênh nam bắc điểu,
Diệp tống vãng lai phong.

Tiết Đào (770-832), tự Hồng Độ. Cha Tiết Vân là một viên tiểu lại ở kinh đô, sau loạn An Sử dời đến ở Thành Đô, Tiết Đào sinh vào năm thứ 3 Đại Lịch thời Đường Đại Tông. Lúc còn nhỏ đã thể hiện rõ thiên phú hơn người, 8 tuổi đã có thể làm thơ, cha từng ra đề “Vịnh Ngô Đồng”, ngâm được 2 câu “Đình trừ nhất cổ đồng, tủng cán nhập vân trung”; Tiết Đào ứng thanh đối ngay : “Chi nghênh nam bắc điểu, diệp tống vãng lai phong”. Câu đối của Tiết Đào như dự đoán trước mệnh vận cả đời của nàng. Lúc 14 tuổi, Tiết Vân qua đời, Tiết Đào cùng mẹ là Bùi Thị nương tựa nhau mà sống. Vì sinh kế, Tiết Đào bằng dung mạo và tài năng hơn người tinh thi văn, thông âm luật của mình bắt đầu đến các nơi ăn chơi hoan lạc, rót rượu, phú thi, đàn xướng hầu khách nên bị gọi là “Thi Kỹ”.

Thời Đường Đức Tông, triều đình mời Trung thư lệnh Vĩ Cao làm Tiết độ sứ Kiếm Nam, thống lược Tây Nam, Vĩ Cao là một quan viên nho nhã cũng có tài thơ văn, ông nghe nói về tài năng xuất chúng của Tiết Đào mà còn là hậu nhân của quan chức triều đình, liền phá lệ mời nàng dùng thân phận nhạc kỹ đến Soái Phủ đãi yến phú thi, Tiết Đào trở thành Doanh Kỹ nổi tiếng ở Thành Đô (Nhạc kỹ chính thường được mời đến các cuộc vui chơi của võ quan trấn thủ các nơi). Sau 1 năm, Vĩ Cao mến tài Tiết Đào, chuẩn bị tấu xin triều đình để Tiết Đào đảm nhiệm quan chức Hiệu Thư Lang, tuy chưa kịp thực hiện nhưng danh hiệu “Nữ Hiệu Thư” đã không kính mà đến, đồng thời Tiết Đào cũng được gọi là “Phụ Mi Tài Tử”. Về sau, Vĩ Cao vì trấn thủ biên cương có công nên được phong làm Nam Khang Quận Vương, rời khỏi Thành Đô. Lý Đức Dụ tiếp nhiệm Kiếm Nam Tiết Độ Sứ cũng rất ngưỡng mộ tài năng của Tiết Đào. Trong suốt cuộc đời của Tiết Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên đảm nhiệm, người nào cũng vô cùng thanh lãi và kính trọng nàng, địa vị của nàng đã vượt xa một tuyệt sắc hồng kỹ tầm thường

Ban Tiệp Dư



Ban Tiệp Dư là con nhà danh môn, còn trẻ đã học thành tài, thời Hán Thành Đế được lập làm Tiệp Dư. Chị em Triệu Phi Yến sau khi đắc sủng, ganh ghét tài năng phẩm hạnh của Ban Tiệp Dư, Ban Tiệp Dư ngày đêm lo sợ nên xin theo hầu thái hậu ở cung Trường Tín. Có thể bài “Đoàn Phiến Thi” được sáng tác tại cung Trường Tín, bài thơ nhỏ này dùng từ thái mới mẻ, tình như ai oán, biểu hiện thật ủy uyển hàm súc, có một loại khí độ oán mà không giận

Phan Kim Liên



Phan Kim Liên là nhân vật trong tiểu thuyết Thủy Hử của nhà văn Thi Nại Am, và cũng là nhân vật trong truyện Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh. Phan Kim Liên nguyên là hầu gái trong nhà một đại gia, do không chịu làm thiếp cho tài chủ già nên bị bức phải lấy Võ Đại Lang, anh Võ Tòng, một người vừa lùn vừa xấu xí. Phan Kim Liên vốn tính lẳng lơ nên rất thất vọng. Về sau, Võ Tòng gặp lại Võ Đại Lang, Phan Kim Liên thấy Võ Tòng là anh hùng cái thế thì ra sức quyến rũ nhưng Võ Tòng không chút động lòng. Nhân lúc Võ Tòng đi Đông Kinh, do người láng giềng là Vương Bà dắt mối, Phan Kim Liên quen với Tây Môn Khánh, một tên tài chủ. Khi hai người gặp nhau ở nhà Vương Bà thì bị Võ Đại Lang phát hiện. Võ Đại Lang bị Tây Môn Khánh đánh đến ngất đi. Vì muốn gian díu lâu dài với Tây Môn Khánh nên Phan Kim Liên với sự giúp đỡ của Vương Bà bỏ thạch tín vào bát canh của Võ Đại Lang để giết chàng.

Võ Tòng trở về, biết chuyện lập tức mời hàng xóm đến nhà. Chàng lôi Vương Bà đến trước bàn thờ anh rồi gọi Phan Kim Liên ra. Phan Kim Liên xin tha tội nhưng Võ Tòng đã chém chết ả ngay tại chỗ rồi đi giết Tây Môn Khánh. Phan Kim Liên về sau trở thành nhân vật *** phụ điển hình trong văn học Trung Hoa.

Phan Kim Liên là nhân vật nữ quyến rũ nhất trong tác phẩm Thuỷ Hử. Nàng rất đẹp, thể hiện rất đúng nữ tính. Tiếc là kết cục đã bị tên Võ Tòng tiêu diệt. "Xót thương cho phận liễu bồ, vì đâu nên nỗi như vầy hỡi ai"

Ðổng Ngạc Phi



Người thân yêu nhất của Thuận Trị Ðế, cái chết của bà đến nay vẫn là một kì án của triều Đại Thanh ko có lời giải đáp. Sau khi bà mất THuận Trị bỏ đi tu, để lại đất nước cho cậu bé Khang Hi và cũng mở ra một trong những trang sử huy hoàng nhất của Đại Thanh triều

Hầu Phu Nhân



Tùy Dạng Ðế Dương Quảng tại vị, quảng cáo cao lâu, bắt hàng ngàn thiên hạ mỹ nữ nhốt vào trong ðó, Hầu Phu Nhân chính là 1 trong số hàng ngàn cung nữ đó mà suốt cả cuộc đời cũng chưa hề gặp được Tùy Dạng Ðế, cuối cùng tự ải mà chết.

Tạ Đạo Uẩn



Cháu gái Tạ An, người xuất hiện trong điển “Vịnh Nhứ Tài”. Tác phẩm tiêu biểu :

“Đăng Sơn”

Nga nga đông nhạc cao,
Tú cực xung thanh thiên.
Nham trung gian hư vũ,
Tịch mịch u dĩ huyền.
Phi công phục khí tượng,
Vân cấu thành tự nhiên.
Khí tượng nhĩ hà nhiên ?
Toại lệnh ngã lâu thiên.
Thệ tướng trạch tư vũ,
Khả dĩ tận thiên niên.

Sưu tầm

No comments:

Post a Comment

Leave your comment here, and please check back in 1 or 2 days for a reply. Thank you :)

Click Subscribe by email to be announced when new comments are added :)

Hãy để lại comment và quay lại trong 1 hay 2 ngày để xem trả lời. Cám ơn :)

Hay có thể click Subscribe by email để được thông báo khi có comment mới :)